BỆNH ĐAU KHỚP Ở NGƯỜI GIÀ VÀ CÁCH CHỮA TRỊ ?

10:39 PM |


Hỏi: Chào bác sỹ! Bà cháu năm nay 67 tuổi, 3 tháng nay bà thường bị đau các khớp ngón tay khớp bàn tay. Khi thời tiết thay đổi bà hay bị tê đau khớp gối. Xin cho cháu hỏi bà cháu bị bệnh gì và cách chữa trị thế nào? Chế độ ăn uống tập luyện ra sao ạ. Cháu cảm ơn bác sỹ.( Nguyễn Quỳnh – Hải Dương).

Trả lời: 


Chào bạn! 



Theo mô tả của bạn, tôi nghĩ bà của bạn bị thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp gối tức là tình trạng sụn mặt khớp bị hư. Đây là bệnh lý có liên quan đến tuổi và hay xảy ra khi chúng ta bước vào tuổi 40-50. Tổn thương của loại bệnh này biểu hiện từ tình trạng nhuyễn sụn tức là mặt sụn khớp của khớp gối bị mềm, tiếp đến lớp sụn này sẽ bị hư tạo các đường nứt và lan sâu xuống tận vùng xương. Nặng hơn nữa là các mảng sụn bị bong tróc ra để lộ lớp xương dưới sụn, bao hoạt mạc khớp gối sẽ bị viêm và tiết ra nhiều loại men làm hư thêm lớp sụn này. 


Cơ thể phản ứng bằng cách tạo xương sữa chữa nhưng không thành công và tạo ra các hình ảnh gai xương trong khớp gối khi chụp phim X-quang. Biểu hiện của bệnh là tình trạng đau khớp gối và đặc biệt là đau khe khớp gối bên trong vì phần lớn khớp gối của chúng ta bị vẹo vào trong (gối varus). 

Đau tăng khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Chụp phim với tư thế đứng trên một chân bị đau sẽ thấy hình ảnh xơ đặc xương vùng khe khớp bên trong, nặng hơn có thể thấy hẹp khe khớp và các gai xương. Tiến triển lâu dài khớp gối sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng vẹo vào trong gây đau đớn khi đi lại, sụn hư hoàn toàn gây tàn phế. 

Về Tây y sẽ điều trị bằng việc dùng thuốc kháng viêm giảm đau và chế độ tập luyện thích hợp. Việc điều trị bằng thuốc nếu sau 2 hoặc 3 tháng không hiệu quả sẽ phải sử dụng đến biện pháp mổ xẻ, hiện tại có nhiều cách như làm nội soi cắt hoặc mạc và làm sạch sụn hư bằng sóng radio cao tần, khoan xương cho chảy máu với hy vọng sụn sẽ mọc ra. 

Ghép xương sụn tự thân qua nội soi tức là lấy sụn lành từ nơi không phải chịu lực ghép vào nơi hư. Đục xương sửa trục khớp gối cho thẳng trở lại hoặc hơi vẹo ra ngoài một chút vì phần sụn bên ngoài thường còn tốt. Và biện pháp cuối cùng khi sụn hư hoàn toàn là thay khớp gối nhân tạo toàn phần hoặc bán phần. hiện tại một số bệnh viện đã có triển khai hầu hết các loại phẫu thuật kể trên. 

Hiện tại chúng tôi đã thực hiện các thành công các phẫu thuật như nội soi làm sạch khớp, bơm chất nhầy, ghép sụn xương tự thân, bơm huyết tương giàu tiểu cầu để kích thích mọc sụn, thay khớp toàn phần ở các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp. Bạn có thể đưa mẹ đến để chúng tôi khám và tư vấn kỹ cụ thể hơn.
Chi tiết…

TẠI SAO VAI GÁY BỊ ĐAU ?

10:37 PM |
Là một căn bệnh liên quan đến xương khớp rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thông thường nhất có thể kể đến như ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái xe, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi…



Tại sao bị đau vai gáy

 Ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hoà) lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy, tắm rửa ban đêm,… làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy.


Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt. 


Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. 

Thông thường, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.
Chi tiết…

BỆNH VIÊM KHỚP NÊN ĂN GÌ?

12:15 AM |
Bệnh viêm khớp không nên ăn gì ?

Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính:Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm.Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, đã đạt được một số tiến bộ và hiểu biết đáng kể.

Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng trong bệnh viêm xương khớp

Quá trình viêm xương khớp là quá trình tạo thành các sản phẩm hoạt hóa sinh học của các acid béo, đó là Prostaglandin và Leucotriene dẫn xuất từ acid béo thiết yếu. Acid Arachidonic; các dẫn xuất hoạt hóa này có thể thay đổi thành phần acid béo trong thức ăn.
Chi tiết…

THỰC PHẨM NÀO TỐT CHO BỆNH VIÊM KHỚP?

12:10 AM |
Để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thì việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng là một yêu cầu hàng đầu.Chế độ ăn nhiều rau xanh tốt cho người viêm khớp dạng thấp.

Trong chế độ dinh dưỡng, cần chú ý tới những loại thực phẩm giàu vitamin C, D, E, một số loại acid béo có tác dụng tốt với khớp.

Acid béo hệ Omega-3: Acid này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

THỰC PHẨM NÀO TỐT CHO BỆNH VIÊM KHỚP?
Ảnh minh họa

Thức ăn giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống.
Chi tiết…

VÌ SAO BỊ VIÊM KHỚP?

9:46 PM |
Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp sau sẽ giúp bạn hiểu biết thêm để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả:

Những nguyên nhân chính:

1. Gen

Gen là nguyên chính gây ra nhiều bệnh trong đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở những gia đình có tiền sử bệnh khớp.
Chi tiết…

THUỐC CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở ĐÂU TỐT NHẤT ?

1:21 AM |
Mặc dù bệnh lý phổ biến nhất ở phụ nữ mãn kinh nhưng nam giới có tuổi cũng bị ảnh hưởng, chiếm đến một phần ba các trường hợp gãy xương do loãng xương.


THUỐC CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Ở ĐÂU TỐT NHẤT
Chữa bệnh loãng xương ở đâu?


Hậu quả của loãng xương ngoài nguy cơ gây gãy xương, còn là nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc các bệnh nặng khác, nghiêm trọng hơn là gia tăng tỉ lệ tử vong trong số những người đã bị gãy xương. Chi phí trực tiếp và gián tiếp để điều trị loãng xương rất cao. Tại Úc, mỗi năm tiêu tốn khoảng 7 tỉ đô la cho công tác phòng chống và điều trị loãng xương và ở Mỹ tới 20 tỉ đô la. Nên thực hiện thói quen tập thể dục mỗi ngày để phòng ngừa loãng xương. 



Nguy cơ gãy xương



Khảo sát trên phụ nữ VN sau mãn kinh ghi nhận có khoảng 20% bị loãng xương và tỉ lệ gãy xương đốt sống, một hình thức kinh điển gãy xương do loãng xương, khoảng 23%.



Mặc dù bệnh lý phổ biến nhất ở phụ nữ mãn kinh nhưng nam giới có tuổi cũng bị ảnh hưởng, chiếm đến một phần ba các trường hợp gãy xương do loãng xương. Cho đến nay, nguyên nhân của loãng xương chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, gãy xương có nhiều yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của gãy xương là mật độ xương thấp. Để đánh giá mật độ xương, người ta sử dụng một máy đặc biệt gọi là DXA. Siêu âm không xác định được mật độ xương và không đánh giá được tình trạng loãng xương. Yếu tố quan trọng thứ hai là tuổi tác. Trong đời người, mật độ xương gia tăng theo tuổi tác và đến khoảng tuổi 30, mật độ xương đạt mức độ cao nhất, duy trì đến tuổi mãn kinh ở phụ nữ và khoảng 50 tuổi ở nam giới. Sau lứa tuổi đó thì mật độ xương giảm rất nhanh.



Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác có ảnh hưởng đến nguy cơ bị gãy xương bao gồm: tiền sử đã từng bị gãy xương do loãng xương trong 5 năm qua và tiền sử té ngã trong một năm gần đây; các yếu tố khác bao gồm hút thuốc, uống rượu nhiều, sử dụng corticosteroids kéo dài.


Thực hành lối sống lành mạnh

Việc phòng ngừa chủ động bằng cách thực hành lối sống và chế độ ăn có lợi cho sức khỏe xương có vai trò tích cực giúp giảm những nguy cơ gây gãy xương do loãng xương. Nên tập thể dục thể thao hằng ngày, phơi nắng để có đủ vitamin D là hai yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe. Hạn chế rượu, bia, thuốc lá. Bổ sung canxi bằng các thức ăn giàu canxi như đồ biển, các loại rau như bông cải xanh, cải bó xôi và uống sữa. Sữa tươi thông thường rẻ tiền vẫn có thể cung cấp đủ canxi chứ không cần thiết phải sử dụng các loại sữa công nghiệp đắt tiền. Đối với người có tuổi, phòng ngừa té ngã là một vấn đề quan trọng, bởi vì 95% các trường hợp bị gãy cổ xương đùi đều có liên quan đến té ngã. Phòng ngừa té ngã cần chú ý đến tình trạng vitamin D của cơ thể, vì thiếu vitamin D có thể gây nên tình trạng yếu cơ, mất thăng bằng nên dễ bị ngã. Ngoài ra, phải giải quyết vấn đề thị lực, cách sắp xếp đồ đạc trong nhà để tránh trượt hoặc vấp ngã, có nguy cơ gây gãy xương. Mang tấm bảo vệ cổ xương đùi cũng là một sự lựa chọn. Bổ sung canxi và vitamin D để bảo đảm lượng thu nhập tối thiểu cần thiết trong ngày bằng viên uống canxi và vitamin D.

Chi tiết…

BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG ?

6:39 PM |
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ vòng sợi bị rạn rách một phần hoặc mất khả năng chun giãn, tạo điều kiện cho nhân nhầy dịch chuyển khỏi vị trí sinh lý của nó. Sự dịch chuyển này có thể gây ra chèn ép màng cứng, rễ dây thần kinh hoặc chèn ép tủy.
Thoát vị địa đệm


Một số thống kê ở nước ngoài cho thấy, khoảng 1/3 dân số trên tuổi trưởng thành có thoát vị đĩa đệm, trong số có 1% có các triệu chứng lâm sàng ở mức cần điều trị tích cực.
Đĩa đệm thoát vị có thể chèn ép lên bao màng cứng, tủy sống và hoặc các rễ thần kinh, gây hội chứng chèn ép tủy, chèn ép rễ thần kinh với các dấu hiệu như đau, tê, teo hay liệt cơ ở các vùng phân bố của rễ thần kinh, rõ nhất là tứ chi. Các triệu chứng này làm giảm rõ rệt khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hiểu rõ quy luật nêu trên, chúng ta thấy việc điều trị bảo tồn dự phòng các nguyên nhân trên là một điều không thể coi nhẹ, ngay cả một số bệnh nhân đã được can thiệp bằng ngoại khoa. Tuy vậy, các phương pháp điều trị bảo tồn như nghỉ ngơi, uống thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu, nắn bóp… không phải lúc nào cũng cho ta một kết quả mong muốn, đặc biệt là ở những bệnh nhân có thoái hóa cột sống nặng với các ổ thoát vị lớn gây hội chứng chèn ép tủy và rễ thần kinh. Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả, đó là lúc bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa, bằng hai phương pháp: xâm lấn và ít xâm lấn.

Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn

Mổ hở là phương pháp kinh điển có từ năm 1934 đến nay vẫn được áp dụng nhiều, có chỉ định rộng rãi, ngoại trừ những bệnh lý kèm theo mà trong mổ hở chống chỉ định kể cả phần gây mê.

Tuy nhiên, phương pháp mổ hở cũng chứa nhiều rủi ro và phá hủy một phần cấu trúc cột sống.

Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da (gọi tắt là PLDD, từ thuật ngữ tiếng Anh Percutaneous Laser Disc Decompression) là một phương pháp can thiệp tối thiểu được Choy và Ascher đề xuất và thực hiện đầu tiên vào năm 1986 tại Áo. PLDD là phương pháp mới trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Hiện nay hầu hết các nước tiền tiến trên thế giới, nhất là Mỹ đã ứng dụng trên lâm sàng trong suốt 26 năm qua với những cải tiến mới về thiết bị và kỹ thuật.

Gian Paolo Tassi, nhà phẫu thuật thần kinh nổi tiếng của Italia, đã so sánh kết quả 500 trường hợp cắt đĩa đệm bằng vi phẫu và 500 trường hợp thực hiện thủ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cả 1.000 trường hợp này đều do chính ông thực hiện (2006) và ông đã có nhận xét như sau: “Chúng tôi không chứng minh rằng PLDD tốt hơn cắt đĩa đệm vi phẫu hoặc nguợc lại, nhưng có thể bàn luận rằng PLDD với các số liệu hậu thuẫn và kết quả trong 19 năm, thể hiện là một kỹ thuật can thiệp tối thiểu, nó được chọn lựa thay thế hiệu quả và an toàn trong bệnh nhân bị đau do thoát vị đĩa đệm mà không đáp ứng với điều trị bảo tồn quy uớc”.

Cùng với sự phát triển khoa học trong lĩnh vực y tế, một số phương pháp can thiệp ít xâm lấn hơn được áp dụng như mổ nội soi, ăn mòn bằng men, laser, ozone, thấu nhiệt bằng sóng radio…

Mỗi phương pháp can thiệp ít xâm lấn cũng như mổ hở đều có những ưu thế và hạn chế của nó. Vấn đề là người thầy thuốc cần tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ, giúp cho người bệnh có niềm tin vào phương pháp mà mình đã chọn.

Như phần nguyên nhân bệnh sinh đã nêu ở trên, điều trị thoát vị đĩa đệm dù là mổ hở, mổ nội soi hay các thủ thuật ít xâm lấn thì nó cũng chỉ mới giải quyết được sự chèn ép do đĩa đệm thoát vị. Có thể nói các phương pháp này chỉ là mới giải quyết phần ngọn, mà chưa giải quyết được nguyên nhân bệnh sinh.Vì vậy, sau can thiệp ngoại khoa, bệnh nhân vẫn phải điều trị để làm chậm lại quá trình lão hóa và thoái hóa cột sống bằng thuốc men, liệu pháp thể dục đúng mức, chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học...
Chi tiết…

CHỮA BỆNH GAI CỘT SỐNG HIỆU QUẢ BẰNG CÂY NGẢI CỨU

5:59 PM |
Cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh trong đó có điều trị bệnh gai cột sống. Sử dụng ngải cứu để trị bệnh gai cột sống thế nào?

chữa bệnh gai cột sống hiệu quả bằng cây ngải cứu


Trị bệnh gai cột sống bằng ngải cứu.


Cây ngải cứu có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae, trong dân gian còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp, nhả ngải…
Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.

Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con, cây ngải cứu thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc hoặc dùng tươi. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh trong đó có điều trị bệnh gai cột sống.

Với công dụng chữa gai cột sống, Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt, ngải cứu từ xưa được xem như bài thuốc hữu hiệu được rất nhiều người áp dụng.


Cây ngải cứu già cũng có tác dụng chữa gai cột sống
Cây ngải cứu già cũng có tác dụng chữa gai cột sống
Nội dung bài thuốc trị bệnh gai cột sống như sau:

Thực hiện điều trị trong uống ngoài thoa sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Uống:

Nguyên liệu: ngải cứu, mật ong

Thực hiện: Lấy 300g ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều.

Cách điều trị: Uống liên tục trong 1-2 tuần.

Đắp:

Nguyên liệu: Cỏ ngải cứu, dấm nuôi, mãnh vải thưa, mỏng, mềm bằng sợi cotton.

Thực hiện:

- Ngải cứu rửa sạch để ráo, thái (sắt) nhỏ, giả nát.
- Dấm nuôi đun thật nóng.

Sử dụng ngải cứu để trị bệnh gai cột sống thế nào?

Tối trước khi đi ngủ, người bệnh nằm dài, lưng trần. Dùng mãnh vải, gói một nhúm thuốc (Ngải cứu giã nhiễn vào dấm nuôi đã đun nóng), xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, thuốc được hâm nóng thường xuyên.

Thời gian điều trị: Ít nhất là một tháng. Nên kiên nhẫn thực hiện trong 3 tháng.

Bài viết tham khảo

Chi tiết…

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG ?

2:18 AM |
Gai cột sống chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng can-xi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.


BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG



Làm sao để khắc phục tình trạng đau nhức do gai cột sống gây ra mà không dùng thuốc tây. Bài thuốc nam sau đây có thể các bạn sẽ rất ngạc nhiên, nhưng nếu dùng rồi hiệu quả của nó sẽ khiến hài lòng và thêm yêu quý thuốc nam.

Bài thuốc đơn giản chữa gai cột sống bằng thuốc nam

Nguyên liệu:

- Một con cá lóc khoảng 200 – 250 gram

- Đọt non của xương rồng ba chia (như hình) loại này hay trồng làm hàng rào, mỗi đọt dài khoảng 10cm, lựa đọt non (có màu xanh lợt tươi).

Chú ý: khi mua xem kĩ có giống xương rồng như trong hình không nhé vì xương rồng ba chia cũng có nhiều loại, mỗi loại có một tính năng khác nhau, có loại không chữa được bệnh này.

Cách làm:

- Dùng kéo tỉa bỏ hết gai của xương rồng, rửa sạch, sau đó bào thành lát mỏng (bào mỏng như bào khổ qua)

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG  1
xương rồng chữa gai cột sống hiệu quả

- Cho 3 muỗng cafe muối vào xương rồng đã bào, bóp đều để làm giảm mủ xương rồng, sau đó xã nước sạch hết muối, rồi lại cho vào 3 muỗng cafe muối bóp tiếp lần nữa để tan mủ, lần sau này xã nhiều lần nước cho hết muối.

- Cá lóc làm thật sạch nhớt, bỏ bộ đồ lòng.


benh gai cot song co chua duoc khong 3

Chữa gai cột sống bằng thuốc nam với cá lóc và xương rồng

Cho cá lóc và cả xương rồng đã làm xong vào nồi. Đổ vào một chén nước, rồi mở lửa riu riu nấu cho đến khi gần cạn nước (khoảng 15 phút), cá chín là tắt lửa (không được nêm bất cứ gia vị nào) Ăn hết cá, xương rồng (có thể chia ra ăn vài lần cho đở ngán nhưng không để qua đêm).

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG  4


Nấu và ăn 5 ngày liên tiếp như vậy là xong một liều điều trị, sau đó có thể cảm nhận mọi đau nhức do gai cột sống tạo nên đã biến mất. Không khó khăn mấy với cách ăn này phải không các bạn ???

Khi dùng bài thuốc này hết bệnh mọi người nên dành một chút thời gian để tập thể dục buổi sáng, đó là cách tốt nhất để kéo chậm hoặc ngừa nguy cơ suy giảm cơ, xương và khớp, bởi vì khi có tuổi, xương mất đi độ đặc, khớp trở nên cứng, ít linh hoạt hơn và hệ cơ cũng giảm. Thể dục đều đặn là một trong những khả năng giúp cải thiện chức năng đề kháng của con người.
Tham khảo bài viết khác


Chi tiết…

CÁCH GIẢM NHỮNG CƠN ĐAU LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG

1:10 AM |
Bệnh đau lưng do thoái hóa cột sống là bệnh phổ biến hiện nay, có nhiều phương pháp để giảm đau như dùng thuốc, thủy châm hay vật lý trị liệu…Mỗi phương pháp có tác dụng với từng bệnh nhân và từng giai đoạn của bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn có thể khống chế những cơn đau lưng tái phát.
cách làm giảm những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống hiệu quả


Các phương pháp giảm đau:
Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay để chữa bệnh đau lưng đó là : Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v… Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.

Nếu bị đau lưng ở nhà, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải. Tránh tình trạng bệnh nhân do đau các khớp mà hạn chế vận động, dẫn đến cơ bắp ở gần các khớp bị teo dần, các khớp bị dinh lại, hoạt động rất khó khăn, có thể dẫn đến tàn phế.



Bạn có thể dùng phương pháp chườm nóng và xoa bóp, đây được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn. Vì vậy không nên dùng các loại dầu nóng để xoa bóp khi đang bị đau lưng.



Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa bệnh đau lưng , đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.



Nếu đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì bạn cần phải giữ gìn, tránh để bệnh tái phát một lần nữa. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.


Khi bị đau lưng do thoái hóa cột sống bạn nên điều trị bằng thuốc Đông y vừa an toàn, lại cho hiệu quả lâu dài. Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các chất giàu canxi để bệnh mau khỏi và giúp cột sống luôn chắc khỏe và lưu ý nhất là phải kiêng rượu, bia.
Bài viết liên quan

Chi tiết…

NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHIẾN CƠ THỂ BẠN NHANH THOÁI HÓA

12:29 AM |
Hầu hết mọi người đều cho rằng, họ đang làm tất cả mọi thứ để khỏe mạnh, sống lâu. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, có những thói quen tưởng chừng đơn giản nhưng nó có thể lấy đi nhiều năm sống của bạn.


NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHIẾN CƠ THỂ BẠN NHANH THOÁI HÓA
Ngăn chặn bệnh thoái hóa khớp




Do vậy, để cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ bạn hãy thay đổi lối sống đơn giản hàng ngày. Dưới đây là một số thói quen bạn cần phải thay đổi:

1. Ngủ không đủ:
Thiếu ngủ có thể là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và một số bệnh tật. Nếu không ngủ đủ giấc mỗi đêm (người lớn cần đảm bảo 8h mỗi đêm) sự trao đổi chất trong cơ thể bạn sẽ chậm lại và sẽ khiến cho bạn tăng cân. Đồng thời, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bị suy giảm và gây cản trở khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Ngoài ra, ngủ không đủ sẽ làm cho bạn mệt mỏi và có thể làm giảm trí nhớ và khả năng tập trung, rất nguy hiểm cho việc điều khiển xe và dễ gây tai nạn giao thông.

2. Không dùng chỉ nha khoa mỗi ngày:

Hiện nay, chúng ta đều biết rằng dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ giữ cho nướu răng luôn khỏe mạnh và chắc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng dùng chỉ nha khoa mỗi ngày có thể bảo vệ bạn chống lại bệnh tim. Nếu không dùng chỉ nha khoa hàng ngày, vi khuẩn có thể tích tụ trong miệng và sau đó sẽ xâm nhập vào máu, một số trường hợp sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch).




3. Không thường xuyên kiểm tra sức khỏe:


Nếu bạn không kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ không đủ để đảm bảo có một sức khỏe tốt. Bạn nên có một bác sĩ cho riêng mình, kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể kiểm soát lượng cholesterol, lượng đường trong máu, huyết áp và sức khỏe tim mạch...

Đầu tiên, bạn hãy dành thời gian để làm các xét nghiệm tầm soát liên quan: soi cổ tử cung, chụp tuyến vú, mật độ xương, kiểm tra da định kỳ. Điều này sẽ cung cấp cho bạn cơ hội tốt nhất để chẩn đoán sớm và kịp thời điều trị kịp thời nếu bị bệnh.

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về những xét nghiệm cần kiểm tra ở độ tuổi của bạn và sau đó thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Không tham gia hoạt động xã hội:

Não cũng giống như cơ thể con người, nó cần phải được vận động thường xuyên. Tuổi thọ con người thường có liên quan chặt chẽ với trình độ giáo dục và sự vận động trí lực. Do vậy, việc tham gia các hoạt động xã hội là rất cần thiết.

Tham gia hoạt động với gia đình và bạn bè không chỉ là một cách tuyệt vời để có một cuộc sống phong phú và đa dạng, mà còn tạo sự kết nối với những người khác, sẽ giúp bạn giảm nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.

5. Lo lắng quá nhiều:

Lo lắng quá mức có thể gây ảnh hưởng bất lợi nào đó trên cơ thể của bạn. Lo lắng tạo ra căng thẳng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng, giảm căng thẳng không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tim mà còn kéo dài tuổi thọ. Quản lý căng thẳng không phải là một công việc dễ dàng đối với nhiều người. Để kiểm soát bạn có thể tập Yoga, thiền, hít thở sâu hoặc các hoạt động thể chất để mang lại cho bạn một sự khác biệt về tâm trạng.

6. Não ít hoạt động

Hoạt động trí não hợp lý sẽ có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ nhưng nếu lạm dụng hoặc động não quá mức tất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ.

Qua nghiên cứu cho thấy những bộ phận trong đại não càng hoạt động tích cực thì tế bào trong đại não càng phong phú. Ngược lại, chúng sẽ bị teo lại. Tăng cường vận động não, tăng cường chất dinh dưỡng cho não có thể giúp chống lão hóa và teo lại của tế bào não.

Việc kết hợp giữa lao động và nghỉ ngơi sẽ giúp giảm thiểu mọi kích thích không tốt đối với não, người có thói quen dùng tay phải, nếu có ý thức sử dụng tay trái và chân trái nhiều hơn thì cũng sẽ rất có lợi cho việc nâng cao các chức năng của não.

7. Tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá nhiều:

Ánh nắng mặt trời là nguồn phát ra tía tử ngoại - loại tia hủy hoại da và gây ra bệnh ung thư da. Các giai đoạn tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc bị cháy nắng trong thời thơ ấu đều là nguy cơ tiềm tàng trong sự phát triển của ung thư tế bào đáy (mặt loại ung thư da phố biến nhát). Phơi nắng có thể gây ung thư da ở mọi lứa tuổi. Da và mặt là những phần nhạy cảm nhất của cơ thể nên rất dễ bị ánh nắng mặt trời làm tổn thương.

Ánh nắng mặt trời tuy có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người như chống còi xương, mang lại cho bạn một làn da hồng hào, khỏe mạnh nhờ cung cấp vitamin D. Nhưng vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, vì vậy hãy tự bảo vệ làn da và sức khỏe cho mình bằng cách kết thân với những sản phẩm chống nắng với chí số SPF cao, hoặc tối thiểu cũng nên tránh xa ánh nắng mặt trời vào buổi trưa oi bức.

8. Không hấp thụ đủ canxi:

Canxi rất cần thiết cho sức khỏe của xương và việc phòng chống bệnh loãng xương sau này trong cuộc sống. Theo các chuyên gia, canxi có thể giúp giảm nguy cơ chết sớm là do nó có tác dụng giảm huyết áp, giảm cholesterol hoặc giảm lượng đường trong máu.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên những người trưởng thành nên bổ sung 1.000 mg can-xi/ngày. Nguồn bổ sung canxi phong phú là sữa không béo, sữa chua, phó mát, bông cải xanh, cải xoăn, ngũ cốc...

9. Không tập thể dục:

Tham gia rèn luyện thể lực thường xuyên, điều độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Những người thường xuyên tập thể dục có tuổi thọ trung bình cao hơn so với những người không tập thể dục.

Thời gian tập thể dục tùy thuộc vào điều kiện và thể chất của bạn. Tuy nhiên, bạn chỉ cần dành khoảng thời gian 2,5 giờ mỗi tuần cho việc tập thể dục, là sức khỏe của bạn đã có tác động tốt. Đi bộ nhanh, đạp xe đạp, bơi lội và chạy bộ là cách dễ dàng để có được bài tập, bạn cần. Hãy nhận biết, mặc dù rằng nếu bạn có thể thoải mái thực hiện một cuộc trò chuyện trong khi tập thể dục (đi bộ hoặc chạy bộ với một người bạn có lẽ), bạn không tập thể dục chăm chỉ!

10. Không dành thời gian thư giãn:

Thực tế, nhiều phụ nữ cảm thấy băn khoăn, có lỗi khi dành thời gian cho mình. Nhưng, thời gian dành thư giãn nghỉ ngơi là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe nói chung. Hãy dành thời gian cho bản thân để nạp thêm năng lượng và tái tạo sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Những người phụ nữ làm việc nhà thường phàn nàn rằng, họ luôn mệt mỏi và căng thẳng.
Tham khảo các bài viết khác

Chi tiết…

MÔN THỂ THAO NÀO TỐT CHO BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI NHẤT ?

12:11 AM |
Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị mòn lớp sụn bề mặt khớp, tổn thương lớp xương dưới sụn. Đây là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi.

Khớp gối là khớp rất quan trọng vì đây là khớp vận động nhiều nhất và chịu sức nặng của toàn cơ thể vì thế khớp gối cũng dễ bị thoái hóa. Bệnh nhân bị bệnh này thường thấy đau vùng khớp gối, cảm thấy khớp bị cứng lúc vừa ngủ dậy, nghe tiếng kêu trong khớp khi co duỗi gối.
Trường hợp nặng khớp bị biến dạng, vẹo. Trên phim X - quang thấy khớp gối có nhiều gai xương và hẹp khe khớp. Thoái hóa khớp gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh.



Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, cảm giác sưng khớp khó chịu. Với các trường hợp nặng việc co duỗi gối sẽ khó khăn, người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hỗ trợ gây cản trở các sinh hoạt bình thường.



Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể uống thuốc hằng ngày, hoặc bổ sung các thuốc trực tiếp vào khớp để giúp cho khớp giảm ma sát khi vận động, tái tạo lại lớp sụn bề mặt bị tổn thương.


Với trường hợp nặng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ phải phẫu thuật cắt lọc mô viêm, lấy bỏ sạn khớp. Nặng hơn, bệnh nhân có khả năng phải thay khớp nhân tạo để đảm bảo chức năng.

Việc hiểu đúng bệnh rất quan trọng giúp người bị thoái hóa khớp lựa chọn môn thể thao phù hợp để tham gia.

Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm cho khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn. Khi đi bộ, khớp gối chịu lực ma sát lớn nên càng dẫn tới lớp sụn bề mặt bị mòn nhanh.

Mặt khác, với người già thường bị bệnh tim mạch nên không thể chơi những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức khỏe như quần vợt, bóng đá...

Do đó, để tăng cường sức khỏe, bệnh nhân nên chuyển sang các môn thể thao như: tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội. Đây là những môn thể thao an toàn cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vì giúp rèn xương khớp dẻo dai mà còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp.
Chi tiết…

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP HIỆU QUẢ NHẤT

11:07 PM |
Thoái hóa khớp nằm trong phạm trù chứng Tý và chứng Tích bối thống của Y học cổ truyền.



Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP HIỆU QUẢ NHẤT


Chữa thoái hóa khớp theo Y học cổ truyền 

Chứng Tý: bao gồm các biểu hiện:

- Ở khớp: đau mỏi các khớp, mưa lạnh ẩm thấp đau tăng hoặc dễ tái phát lại, đêm đau nhiều, vận động đi lại đau tăng lên, hoặc có khi đau dữ dội ở một khớp, chườm nóng thì đỡ.
- Toàn thân: có triệu chứng Can Thận hư như đau lưng, ù tai, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối mỏi, mạch trầm tế, hoặc khí huyết hư.

Chứng Tích bối thống: (đau ở vùng lưng). Sống lưng là nơi đi qua của mạch Đốc và kinh Túc Thái dương. Kinh Túc Thái dương phân bố nông ở vùng lưng: Bối. Đốc mạch đi sâu trong cột sống: Tích. Gây bệnh ở 2 kinh này có thể do Phong Hàn Thấp cùng lẫn lộn xâm nhập gây bệnh, có thể do Hàn tà nhân khi Vệ khí yếu mà gây bệnh. Cả hai cùng chủ về dương khí, nhưng khi phát hiện bệnh thì bệnh ở Tích có biểu hiện là Lý chứng và bệnh ở Bối có biểu hiện là Biểu chứng. Tích thống ít có thực chứng và Bối thống ít có Hư chứng.

- Tích thống: Đau dọc vùng giữa sống lưng, không ưỡn thẳng người được, ngẫu nhiên ưỡn thẳng người được thì khó chịu mà cũng không duy trì tư thế thẳng lâu được. Cảm giác lạnh ở sống lưng. Tiểu tiện trong dài, đùi chân mềm yếu.

- Bối thống: Đau cả mảng lưng, cảm giác trì trệ khó chịu, có khi lan tỏa vùng sau gáy và bả vai.

Như vậy tùy thuộc vào vị trí khớp bị bệnh mà sẽ có tên gọi thể bệnh tương ứng.

ĐIỀU TRỊ THEO YHCT:

Phép trị chung: Phải Ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ Can Thận, bổ Khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp.

a. Thoái hóa vùng eo lưng xuống tới chân: (khớp cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối, gót chân …).

- Bài Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm gồm Độc hoạt 12g, Ngưu tất 12g, Phòng phong 12g, Đỗ trọng 12g, Quế chi 8g, Tang ký sinh 12g, Tế tân 8g, Sinh địa 12g, Tần giao 8g, Bạch thược 12g, Đương quy 8g, Cam thảo 6g, Đảng sâm 12g, Phục linh 12g.

- Châm cứu: Châm bổ các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Tam âm giao. Ôn châm các huyệt tại khớp đau và vùng lân cận.

- Xoa bóp: Tập luyện xuyên các khớp, chống cứng khớp. Xoa bóp các chi đau, giúp tăng tuần hoàn và dinh dưỡng.

b. Thoái hóa các khớp ở chi trên và các đốt xa bàn tay:

- Bài Quyên tý thang (Bạch truật tuyển phương) gồm Khương hoạt 8g, Phòng phong 8g, Khương hoàng 12g, Chích thảo 6g, Đương quy 8g, Xích thược 12g, Gừng 4g, Đại táo 12g, Hoàng kỳ 12g.

c. Thoái hóa khớp ở vùng cột sống thắt lưng:

- Bài Hữu quy hoàn gia giảm gồm Phụ tử 4g, Kỷ tử 10g, Nhục quế 4g, Cam thảo 8g, Sơn thù 8g, Đỗ trọng 12g, Hoài sơn 12g, Cẩu tích 12g, Thục địa 16g, Cốt toái bổ 12g.

- Bài Độc hoạt tang ký sinh gia thêm Phụ tử chế 8g.

- Châm cứu: Bổ các huyệt vùng thắt lưng như Thận du, Đại trường du, Mệnh môn, Chí thất, Bát liêu …

- Xoa bóp vùng thắt lưng.

- Động viên người bệnh vận động, tập nhẹ nhàng, thường xuyên để tránh cứng khớp cột sống do dính khớp.

d. Thoái hóa cột sống có đợt cấp do co cứng:

Nguyên nhân do lạnh. YHCT khu trú trong nhóm Bối thống.

- Phép trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp. Ôn thông kinh lạc.

- Bài thuốc Khương hoạt thắng thấp thang gồm Khương hoạt 10g, Độc hoạt 12g, Cao bản 8g, Mạn kinh tử 10g, Xuyên khung 12g, Cam thảo 8g, Quế chi 8g.

Có thể gia thêm: Ma hoàng, Quế chi nếu cần.

- Bài Can khương thương truật thang gia giảm gồm Khương hoạt 12g, Can khương 6g, Tang ký sinh 12g, Phục linh 10g, Thương truật 12g, Ngưu tất 12g, Quế chi 8g.

- Châm cứu: A thị huyệt.

- Xoa bóp dùng các thủ thuật: day, ấn, lăn trên vùng lưng bị co cứng. Sau khi xoa bóp nên vận động ngay.

- Chườm ngoài: Dùng muối sống rang nóng chườm lên vùng đau. Dùng Cồn xoa bóp (Ổ đầu sống, Quế, Đại hồi) chỉ xoa lên vùng đau, không được uống. Hoặc lá Ngải cứu sao rượu đắp nóng tại chỗ, dùng rang chườm nóng tại chỗ.

Chi tiết…